6 Chất Liệu Chai Lọ Đựng Mỹ Phẩm Phổ Biến

Hoàng Hoài Thương | 17/01/2024

Một “chiếc" bao bì đẹp không những giúp bạn ghi điểm trong mắt người tiêu dùng mà còn giúp doanh nghiệp gia tăng doanh thu. Tuy nhiên, chắc hẳn vẫn còn nhiều bạn chưa biết lọ mỹ phẩm hàng ngày chúng ta sử dụng làm bằng chất liệu gì. Vậy thì bài viết này, cùng LMP tìm hiểu 6 chất liệu chai lọ đựng mỹ phẩm phổ biến trên thị trường hiện nay nha!

 

1. Nhựa PET (Polyethylene terephthalate)

 

Chai/Hũ nhựa PET được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày nhờ vào lợi thế giá thành rẻ và đa dạng dung tích.

Chai nhựa PET dùng để đựng nước tẩy trang, toner (nước hoa hồng), sữa tắm, dầu gội,...

Hũ nhựa PET dùng để đựng thuốc, kem trộn, muối tắm,...

 

 

1.1 Ưu điểm:

 

  • Có độ bền cao, khá an toàn, lành tính.
  • Trọng lượng nhẹ, thuận tiện cho việc di chuyển.
  • Giá thành tương đối rẻ.
  • Mẫu mã đa dạng.
  • Bề mặt của chai/hũ nhựa PET đựng mỹ phẩm nhẵn giúp in hình, logo, thông tin sản phẩm,... dễ dàng.

 

1.2 Nhược điểm:

 

  • Không tiếp xúc được với cồn, tinh dầu thơm,...
  • Nhựa PET khó tái chế hơn các loại nhựa khác.
  • Được khuyến cáo sử dụng 1 lần.
  • Chịu nhiệt không tốt.

 

2. Nhựa HDPE (High-density polyethylene)

 

Chai/Hũ/Tuýp nhựa HDPE có bề mặt bóng láng và chịu nhiệt tốt hơn chai/hũ nhựa PET.

Thường dùng để sản xuất nắp chai,...

Chai nhựa HDPE dùng để đựng dầu gội, sữa tắm, chai lăn, xịt khoáng,...

Hũ nhựa HDPE dùng để đựng thuốc,...

Tuýp nhựa HDPE dùng để đựng sữa rửa mặt, kem chống nắng,...

 


 

2.1 Ưu điểm:

 

  • Có thể tái sử dụng.
  • Không độc hại.
  • Ít thấm nước.
  • Độ bền cao.
  • Bảo quản chất lượng sản phẩm tốt.

 

2.2 Nhược điểm:

 

  • Dễ bị dạng.
  • Dễ bị trầy xước.
  • Dễ bị thấm màu.
  • Dễ bị hút mùi.

 

3. Nhựa Acrylic (Poly methyl methacrylate)

 

Chai/Hũ nhựa acrylic được dùng để đựng các loại mỹ phẩm đắt tiền bởi vẻ bề ngoài sang trọng, chất liệu tốt, bền và đẹp theo thời gian.

Nhựa acrylic được dùng để sản xuất thành 1 bộ mỹ phẩm đắt tiền, sang trọng, quý phái đựng đa dạng sản phẩm từ serum, kem dưỡng, sữa rửa mặt, toner, mặt nạ mắt môi,....

 

 

3.1 Ưu điểm:

 

  • Bề mặt nhựa Acrylic có độ bóng sáng, nhẵn mịn và phẳng cao hơn gấp 2 lần so với các loại phủ sơn bề mặt thông thường. Ngoài ra bề mặt bóng gương tuyệt đối giúp cho sản phẩm được phủ nhựa acrylic mang vẻ đẹp hiện đại, sang trọng đẳng cấp hơn.
  • Là lựa chọn thay thế cho chất liệu thuỷ tinh bởi trọng lượng nhẹ hơn.
  • Dễ dàng vệ sinh.
  • Nhựa Acrylic dễ thi công, chịu được nhiệt độ cao trong khoảng từ -30 độ F đến 190 độ F, đây là loại vật liệu dễ dàng bị uốn cong bởi nhiệt vì vậy rất dễ tạo ra những kiểu dáng khác nhau, đa dạng mẫu mã.
  • Màu sắc là điểm mạnh của nhựa Acrylic khi sở hữu tới 36 loại màu sắc khác nhau từ vân gỗ, giả kim loại,...

 

3.2 Nhược điểm:

 

  • Giá thành tương đối cao.
  • Rất dễ bị nứt khi tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm nên thường được trang trí bên ngoài, phễu đựng sản phẩm bên trong sẽ ưu tiên làm bằng nhựa PS, PE.

 

4. Nhựa PS (Polystyrene)

 

Nhựa PS mang những đặc điểm khá giống nhựa Acrylic nhưng giá thành rẻ hơn nên phù hợp với nhiều tệp khách hàng hơn. 

Nhựa PS được ứng dụng khá nhiều trong cuộc sống thường ngày từ thỏi son, khay đựng son, chai lăn, lọ đựng mặt nạ, lọ kem dưỡng, lọ kem chống nắng, vỏ serum,...

 

 

4.1 Ưu điểm:

 

  • Dễ dàng tạo màu theo nhu cầu khách hàng.
  • Phương pháp gia công linh hoạt, dễ tạo hình sản phẩm nhờ vào đặc tính nhẹ, cứng, giòn.
  • Không bị nứt, vỡ khi tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm.

 

4.2 Nhược điểm:

 

  • Độ bền thấp, giòn, dễ bị nứt vỡ.

 

5. Nhựa PP (Polypropylene)

 

Nhựa PP cứng cáp, an toàn nên được sử dụng rộng rãi trong việc sản xuất chai lọ đựng mỹ phẩm.

Nhựa PP được ứng dụng khá nhiều trong cuộc sống hàng ngày như vòi xịt giọt, túi zip, nắp nhựa, hộp nhựa, hộp phấn cushion, tuýp nhựa dưỡng môi, chai tinh dầu, tuýp đựng kem dưỡng mắt, môi,....

 

 

5.1 Ưu điểm:

 

  • Giá thành rẻ.
  • Dễ dàng tái sử dụng nhiều lần.
  • Hút ẩm tốt, chịu lực tốt, chịu nhiệt tốt.
  • Vỏ ngoài chắc chắn, bề mặt bóng và trơn giúp dễ dàng in logo, thông tin sản phẩm,...

 

5.2 Nhược điểm:

 

  • Dễ bị oxy hoá sản phẩm nếu một thời gian dài không sử dụng.

 

6. Thuỷ tinh

 

Thuỷ tinh được xem là chất liệu an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng, có tính thẩm mỹ cao, vẻ ngoài sáng bóng, trong suốt giúp tôn sản phẩm, tôn thương hiệu.

Chai thuỷ tinh đựng được khá nhiều loại sản phẩm có kích thước nhỏ như serum, dầu dưỡng, nước hoa, dầu thơm,...

 

 

6.1 Ưu điểm:

 

  • Có độ bền hoá học cao, bảo quản sản phẩm cực kỳ tốt.
  • Bề mặt bóng láng, dễ dàng in ấn, thiết kế bao bì sản phẩm.
  • Mẫu mã đa dạng.
  • Thân thiện với môi trường, có thể tái sử dụng nhiều lần.

 

6.2 Nhược điểm:

 

  • Trọng lượng khá nặng, chi phí di chuyển cao, khó bảo quản.
  • Dễ bị nứt, vỡ khi làm rơi rớt.

 

Nguồn: Sưu tầm

 

Có thể bạn quan tâm:

Có Nên Dùng Chai, Lọ, Hũ Nhựa Đựng Mỹ Phẩm Không?

Địa chỉ bán vỏ bao bì, chai lọ mỹ phẩm, hũ mỹ phẩm uy tín tại TP Hồ Chí Minh?

Có nên mua tinh dầu nước hoa Dubai?

 

🛍️ Còn chần chờ gì nữa mà không MUA NGAY sản phẩm thôi nào! ️🛒️🛒️🛒

Thảo luận về chủ đề này
Danh mục

Giỏ hàng

zalo